Làm sao để cải thiện được giọng hát của mình, hát như thế nào mới đúng, thì sau đây Trung Tâm Tây Nguyên Phim hướng dẫn các bạn một số bí quyết về các giữ giọng hát hay
8 Bí Quyết Để Giữ Giọng Hát Hay
Khi bạn có một giọng hát hay bạn rất dễ "tán đổ" một cô gái mà bạn yêu thích.
Khi bạn hát hay bạn có thể đi giao lưu với bạn bè, đối tác trong công việc gây ấn tượng rất tốt.
Khi bạn hát hay bạn có thể kiếm thêm thu nhập đó.
... và còn rất nhiều cái lợi mà giọng hát hay mang lại cho bạn. Vậy bạn đã làm những gì để giọng hát tuyệt vời của mình được hay mãi nhỉ? Nếu chưa biết thì hãy xem một vài bí quyết mà Bảo Châu Elec "học lỏm" được của mấy cô ca sĩ nhé.
8 bi quyet giu giong hat hay
8 bí quyết để giọng hát karaoke của bạn luôn hay
1. Hãy uống nhiều nước, tránh chất cồn, rượu bia và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn nhẹ nhàng. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống khô cổ rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận… đó là vì sao các quán karaoke thường có món “quái đản” này.
2. Hãy tự cho phép giọng hát của mình nghỉ ngơi đôi chút khi tham gia hát karaoke, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các ca sĩ nên nghỉ hát vào giờ giải lao để MC tung hứng và tìm một chỗ yên tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với các bạn.
3. Hãy ngừng/không hút thuốc. Nếu bạn đã trót rồi thì hãy từ bỏ. Hút thuốc gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, hít khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng làm sưng tấy dây thanh quản.
4. Hãy ngừng lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong phòng karaoke. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang bị đau và sưng tấy.
5. Hãy giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.
6. Hãy chú ý đến cách luyện giọng hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn khi nói.
7. Hãy stop việc hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh viêm họng dị ứng hay viêm xoang.
8. Hãy mở điều hòa ở chế độ vừa phải, không quá lạnh, không hát hay nói chuyện trước quạt; ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng. Có chế độ phù hợp để bảo vệ chất giọng của mình.
Hãy giữ gìn giọng hát của mình nhé, đừng để mất đi "chất giọng thiên phú" vì những lý do lãng xẹt với 8 bí quyết trên. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ làm được và phát huy được những sở trường của mình khi được thể hiện những bản nhạc bên người thân khi hát bên giàn karaoke gia đình tiện dụng.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG NHÉ
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe, nếu như còn thắc mắc về vấn đề nào hoặc không hiểu.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Công Ty Tây Nguyên Film
Địa chỉ: 213 Cao Đạt, p1, q5, tphcm
Điện Thoại: 02862733715- 0916955085