Mỏ vàng lớn nhất Việt Nam nằm ở một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ.
Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam
02-03-2023 - 00:53 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
Chia sẻ
Mỏ vàng lớn nhất Việt Nam nằm ở một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ.
- 01-03-2023 Ba tỉnh Bắc Trung Bộ bắt tay làm du lịch đặc sắc
- 01-03-2023 Khách quốc tế tăng mạnh, nhiều tỉnh thành bội thu từ du lịch
- 01-03-2023 Chỉ số sản xuất các ngành trọng điểm và các tỉnh thành có quy mô công nghiệp...
TIN MỚI
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Viện Địa chất khoáng sản, Quảng Nam chưa được điều tra đầy đủ về tiềm năng khoáng sản. Tuy nhiên, theo đánh giá chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam có nhiều tiềm năng để khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh.
Trong đó, than đá ở Nông Sơn của Quang Nam có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn. Cùng với đó, vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương, cát trắng công nghiệp ở khu vực Bắc và Đông Bắc tỉnh có tiềm năng lớn. Đặc biệt, Quảng Nam là tỉnh có trữ lượng vàng lớn nhất cả nước.
Theo Cổng thông tin điện tử Quảng Nam, Quảng Nam có 2 mỏ vàng lớn là Bồng Miêu và Phước Sơn. Trong đó, mỏ vàng Bồng Miêu là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam còn có tiềm năng với 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí metan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh… được phân bố tại nhiều nơi trên địa bản tỉnh.
Quảng Nam là tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Bên cạnh tiềm năng về khoáng sản, Quảng Nam còn có tiềm năng phát triển kinh tế biển.
Cụ thể, Quang Nam là một trong những tỉnh, thành có chiều dài bờ biển lớn nhất ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ với chiều dài bờ biển 125km. Hơn nữa, tỉnh có nhiều bãi tắm sạch đẹp nằm ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành... không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và khí hậu biển rất lý tưởng cho việc phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có quần đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cùng 10 hồ nước (với 6.000 ha mặt nước, khoảng 11.000 ha rừng xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ) là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch Quảng Nam.
Xét về hạ tầng giao thông trong phát triển kinh tế, Quảng Nam có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực cũng như các nước, nhiều hạ tầng chiến lược được quy tụ tại Khu kinh tế mở Chu Lai là điều kiện thuận lợi cho khu kinh tế này trở thành đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đi các nước trên thế giới.
Hiện nay, quy mô và cơ cấu kinh tế Quảng Nam đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành tỉnh có tiềm lực kinh tế, thị trường thu hút các dự án đầu tư và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Quảng Nam cũng đã hình thành tiềm lực công nghiệp vượt trội so với nhiều tỉnh trong vùng và cả nước. Cùng với đó, tỉnh có sự đa dạng về các ngành công nghiệp và sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ.
Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam sẽ trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển toàn diện văn minh, hiện đại, mọi người dân thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả của xã hội Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể tỉnh đặt ra như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2030 dự báo đạt 9,3%/năm, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 đạt bình quân 8,30%/năm và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 10,25%/năm; tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 195,2 triệu đồng/người (tương đương 7.690 USD); chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Nông, lâm và thủy sản chiếm 9,9%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 36,2%; Dịch vụ chiếm 34,4%...
Theo đó, Quảng Nam sẽ tập trung, ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm cơ khí trong một số lĩnh vực máy nông nghiệp, thiết bị công nghiệp. Phát triển khu phức hợp ô tô Chu Lai - Trường Hải tại Khu công nghiệp Tam Hiệp, Tam Anh có quy mô ngang tầm khu vực. Đặc biệt, hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực, có thế mạnh của tỉnh và lan tỏa cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bao gồm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp, như dệt may, da giày, hóa chất, nông nghiệp công nghệ cao… đáp ứng nguyên liệu đầu vào, tăng tỉ trọng nội địa trong các sản phẩm công nghiệp.
Chỉ số sản xuất các ngành trọng điểm và các tỉnh thành có quy mô công nghiệp lớn như TP. HCM, Bình Dương, Vĩnh Phúc... biến động ra sao từ đầu năm?