Việc SPAC, hình thức ‘công ty vỏ bọc’ được giao dịch công khai sụp đổ, đang khiến loạt doanh nghiệp trở nên điêu đứng.
Không hoạt động, chỉ lăm le sáp nhập, loạt công ty phá sản chỉ sau vài tháng: Chạm đáy 1 USD/cổ phiếu, sắp bị hủy niêm yết
01-03-2023 - 14:00 PM | Tài chính quốc tế
Chia sẻ
Việc SPAC, hình thức ‘công ty vỏ bọc’ được giao dịch công khai sụp đổ, đang khiến loạt doanh nghiệp trở nên điêu đứng.
TIN MỚI
Chỉ sau 10 tháng kể từ khi ra mắt thị trường chứng khoán, Quanergy Systems, một công ty sản xuất phần mềm và cảm biến công nghệ cao, đã đệ đơn xin phá sản. Fast Radius, một công ty in 3D, cũng chỉ tồn tại được trong 9 tháng ngắn ngủi; trong khi với startup bán lẻ trực tuyến Enjoy Technology là hơn 8 tháng, theo Bloomberg.
Điểm chung của các công ty này là cách họ đưa nó ra thị trường. Thay vì bán cổ phiếu sau đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng IPO, họ chỉ lăm le sáp nhập với các công ty mua lại có mục đích đặc biệt.
Được biết SPAC là ‘một công ty vỏ bọc’ được giao dịch công khai, không có hoạt động kinh doanh nào khác ngoài việc tìm cách sáp nhập với một công ty khác. Những giao dịch kiểu như vậy từng tạo ra ‘cơn sốt’ hồi cuối năm 2021 tại Phố Wall, song giờ đây sụp đổ trong ngỡ ngàng. Động thái đệ đơn phá sản của loạt dự án mạo hiểm đã cho thấy cho thấy tính đầu cơ của SPAC.
Nhà cung cấp dịch vụ Internet Starry Group ngày 20/2 đã trở thành công ty mới nhất đệ đơn phá sản, qua đó nâng số các SPAC thất bại lên ít nhất 8 kể từ tháng 6/2022. Theo các chuyên gia, xu hướng này có thể chỉ mới bắt đầu bởi gần 100 công ty niêm yết theo SPAC hiện không đủ tiền để vận hành.
Trên 73 công ty hiện đang giao dịch dưới mức 1 USD/cổ phiếu và đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết. Theo Bloomberg, giá cổ phiếu cơ sở của hầu hết các SPAC trước khi sáp nhập là 10 USD. Con số 1 USD theo đó đồng nghĩa với việc họ đã ‘bốc hơi’ 90% giá trị.
“Sự sụt giảm quá kinh khủng. Các SPAC gặp khó khăn thường thuộc một trong hai loại sau đây: công ty thuần đầu cơ hoặc được định giá quá cao”, Dan Zwirn, đồng sáng lập Arena Investors LP nói, đồng thời cho biết chúng có thể sẽ phá sản hoặc bị rao bán với giá thấp. Cho đến nay, ít nhất 12 công ty theo hình thức SPAC đã đồng ý bán mình với giá thấp hơn giá trị niêm yết, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Việc SPAC, hình thức ‘công ty vỏ bọc’ được giao dịch công khai sụp đổ, đang khiến loạt doanh nghiệp trở nên điêu đứng.
SPAC đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, song chỉ thực sự bùng nổ hồi năm 2020-2021, đồng thời thúc đẩy tiền số và cổ phiếu meme. Các công ty này không có hoạt động cụ thể nào ngoài việc huy động tiền bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng và sáp nhập. Công ty mục tiêu sau khi sáp nhập với SPAC sẽ trở thành công ty đại chúng mà không cần tiến hành một vụ IPO như bình thường, thậm chí vượt qua được một số rào cản pháp lý.
Tuy nhiên, lợi thế của SPAC cũng chính là rủi ro SPAC có thể mang đến cho nhà đầu tư. Nếu quy trình IPO truyền thống “khó tính” giúp đảm bảo cho các khoản đầu tư có khả năng sinh lời tốt nhất, SPAC lại mang tính mạo hiểm nhiều hơn. Đến 2020, nhờ các vụ sáp nhập các công ty làm ăn tốt, lợi nhuận cổ phiếu trung bình của SPAC tăng lên 17%, song vẫn thua xa IPO truyền thống.
Không như các doanh nghiệp tại Mỹ hay Trung Quốc, nhiều startup Đông Nam Á không có nhiều sự lựa chọn phù hợp để gọi vốn. Khi đó, SPAC với những ưu điểm của mình, được dự báo sẽ trở thành xu hướng mới của các doanh nghiệp.
“Thị trường IPO đang rất sôi động. Nếu một công ty gặp khó khăn khi lên sàn bằng cách thức truyền thống có thể lựa chọn SPAC. Phương thức này giúp các công ty lên sàn và huy động vốn rất nhanh”, ông Matthew Kennedy, chiến lược gia cấp cao về thị trường IPO, quỹ đầu tư Renaissance Capital cho hay.
Theo các chuyên gia, nhóm doanh nghiệp ưa thích sử dụng SPAC nhất sẽ là các công ty khởi nghiệp quy mô nhỏ trong những lĩnh vực mới nổi như xe điện hay tiền số. Các công ty được nhắm mục tiêu mua lại thường đưa ra những dự báo rất lạc quan về tăng trưởng doanh thu.
Không hoạt động, chỉ lăm le sáp nhập, loạt công ty phá sản chỉ sau vài tháng: Chạm đáy 1 USD/cổ phiếu, sắp bị hủy niêm yết
Với hy vọng sớm tham gia vào một số hoạt động kinh doanh hấp dẫn, các nhà giao dịch bán lẻ sẽ mua cổ phiếu SPAC trước hoặc ngay sau khi sáp nhập, thậm chí trả cao hơn 10 USD. Nhiều SPAC sau khi hợp nhất còn mua lại một số startup xe điện thua lỗ, đồng thời hứa hẹn một ngày sẽ ‘thay đổi thế giới’.
Diamond Eagle Acquisition là SPAC duy nhất đạt mức 17 USD/cổ phiếu trước khi sáp nhập với DraftKings - một công ty cá cược thể thao trực tuyến. Cổ phiếu này sau đó được đổi tên thành DraftKings và tăng vọt lên 74 USD chỉ sau 1 năm. Hiện tại, nó đang được định giá khoảng 19 USD.
Khi sự cường điệu ngày càng tăng, tiền đổ vào càng nhiều. Trong suốt năm 2020 và 2021, hơn 850 SPAC đã huy động được khoảng 245 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sau đó muốn tìm kiếm những công ty mang tính đầu cơ hơn và giao dịch xứng đáng hơn. Lãi suất cao và xu hướng downtrend của thị trường cũng là chất xúc tác khiến SPAC hạ nhiệt.
Theo một chuyên gia từ Gibson Dunn, ông Robson Lee, làn sóng SPAC niêm yết ở Mỹ không đảm bảo cho việc sáp nhập thành công với những công ty mục tiêu, và đây dường như là một hiện tượng của “cơn điên” trên thị trường tài chính.
“Rất nhiều vấn đề với các công ty hoạt động theo hình thức này”, Usha Rodrigues, giáo sư luật tại Đại học Georgia cho biết.
Trước đó, Starry Group từng hy vọng huy động được 450 triệu USD khi sáp nhập với FirstMark Horizon vào tháng 3 năm ngoái. Tuy nhiên, mô hình SPAC sụp đổ khiến nó chỉ có thể giao dịch trong khoảng 11 tháng và hiện đang lên kế hoạch bán mình để thoát khỏi tình trạng phá sản.
Theo: Bloomberg
Từng kiểm soát 90% lượng kim cương thô toàn cầu nhưng vẫn đối mặt nguy cơ phá sản, công ty này nghĩ ra chiêu marketing "siêu đỉnh", biến thứ đá lấp lánh thành bảo chứng của tình yêu vĩnh hằng