Sau Tết, một số lĩnh vực vận tải đã triển khai nhiều chính sách giảm giá vé lên đến 40%; đồng thời niêm yết, công khai giá cước nhằm góp phần ổn định giá cả thị trường.
Giá cước vận tải giảm đến 40%
01-03-2023 - 10:56 AM | Thị trường
Chia sẻ
Sau Tết, một số lĩnh vực vận tải đã triển khai nhiều chính sách giảm giá vé lên đến 40%; đồng thời niêm yết, công khai giá cước nhằm góp phần ổn định giá cả thị trường.
- 23-11-2022 Giá cước vận tải biển giảm mạnh
- 26-09-2022 Giá cước vận tải đường biển hạ nhiệt
- 23-09-2022 Cước vận tải giảm nhiệt theo giá xăng dầu
TIN MỚI
Thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ về các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó việc bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Chỉ khoảng 2 tuần sau khi hết kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngành đường sắt đã có chính sách giảm giá vé lên đến 40% cho hành khách mua vé sớm. Ngoài ra, khách đoàn, khách cá nhân mua vé khứ hồi cũng nhận được nhiều ưu đãi.
"Khách hàng mua vé tập thể được giảm tối đa 14% cho đoàn khách từ 101 người trở lên. Mua lẻ, mua ít cũng có các chính sách giảm giá. Những khách cá nhân mua vé khứ hồi cũng tối đa giảm 10%", bà Trần Thanh Hương, Trạm phó Trạm Vận tải Đường sắt Hà Nội, cho biết.
"Trong chuyến du lịch lần này, chúng tôi sẽ di chuyển bằng tàu hỏa đi Đồng Hới - Quảng Bình. Khi được giảm giá vé tàu, tôi có thể dành thêm tiền cho việc đi lại, ăn uống, tham quan", ông Sahil Nahar, Ấn Độ, chia sẻ.
Hành khách mua vé tại ga Sài Gòn. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngoài các chính sách giảm giá vé được triển khai từ đầu Hà Nội, các chặng Sài Gòn - Đà Nẵng, Sài Gòn - Nha Trang cũng đang có các chính sách giảm giá vé lên đến 30%.
"Chính sách giảm giá vé từ 5 - 30% đối với đoàn khách đi chặng dài, đi đông, mua sớm. Những đối tượng được hưởng chính sách chẳng hạn, học sinh sinh viên cũng được giảm giá", ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho hay.
Còn đối với lĩnh vực vận tải thủy, việc TP Hải Phòng giảm 50% phí hạ tầng cảng biển đối với phương tiện đường thủy từ đầu năm nay cũng tạo dư địa để cước vận tải hàng container có thể giảm thêm 10 - 15%.
"Tổng chi phí bằng đường thủy nội địa sẽ thấp hơn so với đường bộ khoảng 20 - 25%. Đây là yếu tố để các chủ hàng quan tâm hơn đến vận chuyển bằng phương thức đường thủy nội địa", ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa, Bộ Giao thông Vận tải, nhận định.
Nhóm giao thông chiếm khoảng 10% trong "rổ" hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng CPI. Do đó, việc bình ổn giá cước vận tải sẽ có đóng góp không nhỏ trong nhiệm vụ kiểm soát lạm phát. Ngay sau Tết, các cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải rà soát, niêm yết và công khai giá cước, tránh tình trạng tăng giá đột biến gây ảnh hưởng đến chỉ số CPI.
Giá cước vận tải biển giảm mạnh